Hộ chiếu Việt Nam là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng thay thế Căn cước công dân. Cơ quan quản lý và cấp hộ chiếu cùng các giấy tờ đi lại quốc tế của Việt Nam là Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.   Được cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

 

AJA LAW sẽ làm rõ, cung cấp thông tin về thủ tục Xin cấp lại Hộ chiếu Việt Nam cho người Việt sống ở nước ngoài hoặc người Việt Nam ở hải ngoại.

 

1. HỘ CHIẾU (PASSPORT) VIỆT NAM:

Người mang hộ chiếu Việt Nam được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam. Và khi Công dân Việt Nam nhập cảnh vào quốc gia khác, công dân Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu để chứng minh quốc tịch và nhân thân của mình với quốc gia mà mình nhập cảnh, kèm theo visa (bằng chứng pháp lý xác nhận rằng quốc gia nhập cảnh cho phép cho phép bạn nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia đó).

 

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA, hộ chiếu có các mẫu sau:

– Hộ chiếu ngoại giao: trang bìa màu nâu đỏ.

– Hộ chiếu công vụ: trang bìa màu xanh lá cây đậm.

– Hộ chiếu phổ thông: trang bìa màu xanh tím.

 

2. HỘ CHIẾU VIỆT NAM CÓ LỢI ÍCH GÌ CHO VIỆT KIỀU

Việt kiều là những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Khi định cư, họ sẽ bị thu hồi chứng minh nhân dân (nay là căn cước công dân) và bị xóa tên trong sổ hộ khẩu. Vì thế, Việt kiều sẽ mất hoặc không thể làm hộ chiếu Việt Nam khi đã định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo chính sách & quy định hiện hành của Việt Nam, Việt kiều có thể được cấp hộ chiếu Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện .

 

Sở hữu Hộ chiếu Việt Nam, dễ dàng và thuận lợi hơn cho Việt Kiều

– Dễ dàng nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần xin visa;

– Không bị giới hạn thời gian lưu trú tại Việt Nam;

– Thuận lợi trong việc đăng ký thường trú tại Việt Nam, còn gọi là đăng ký song tịch.

 

3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT KIỀU ĐƯỢC CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM

Để được cấp hộ chiếu, Việt kiều cần đáp ứng các điều kiện sau:

♦ Chưa làm thủ tục từ bỏ quốc tịch Việt Nam;

♦ Có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp như:

– Giấy khai sinh;

– Chứng minh nhân dân;

– Giấy thông hành;

– Hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

 

4. HỒ SƠ XIN CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM

Để được cấp hộ chiếu, Việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu.

– 03 ảnh 2 inches x 2 inches tương đương 5cm x 5cm (nền trắng, ảnh chụp không quá 1 năm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng).

– Sơ yếu lý lịch

– Giấy tờ để chứng minh hoặc làm căn cứ để xác định Việt kiều có quốc tịch Việt Nam như: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân, Giấy thông hành, Giấy đăng ký công dân…

– Giấy khai sinh (do cơ quan Việt Nam cấp) đối với trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu cấp chung hộ chiếu với bố mẹ. Hộ chiếu cấp chung hay cấp riêng cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ chỉ có giá trị dài nhất là 5 năm, ngắn nhất là 2 năm hoặc có giá trị đến thời điểm trẻ đủ 14 tuổi.

 

5. TRÌNH TƯ & THỦ TỤC XIN CẤP HỘ CHIẾU TẠI LÃNH SỰ QUÁN

Bước 1: Việt kiều chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước mà Việt kiều cư trú.

 

Bước 2: Tiếp nhập và xem xét hồ sơ

– Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xem xét hồ sơ nếu hồ sơ đã được nộp đủ theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thông tin và căn cứ để cấp hộ chiếu, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán có thể yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin.

– Đại sứ quán/ Lãnh sự quán tiến hành xác minh, nội dung xác minh bao gồm: lý lịch nhân thân, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh sang nước ngoài, giấy tờ sử dụng để xuất/nhập cảnh, và thông tin về thân nhân tại Việt Nam…

– Đại sứ quán sẽ chuyển thông tin của người xin cấp hộ chiếu lần đầu về cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam tiến hành thủ tục xác minh nhân thân; thời gian xác minh phụ thuộc vào từng hồ sơ cụ thể.

– Cơ quan phối hợp xác minh gồm: Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

 

Bước 3: Trả kết quả

– Hộ chiếu chỉ được cấp sau khi có kết quả xác minh nhân thân và duyệt cấp hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp hộ chiếu, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho Việt kiều và nêu lý do.

 

6. XIN CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

 

Tuy nhiên, Việt kiều là người Việt Nam định cư lâu dài ở nước ngoài nên đã bị xoá tên/ hủy bỏ đăng ký thường trú tại Việt Nam. Do đó, để được cấp căn cước công dân thì Việt kiều cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam.

 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều. Quý khách hàng có vướng mắc về thủ tục hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý. Hãy liên hệ với AJA LAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH AJA

Địa chỉ: Tầng 2 – Toà nhà SSO, 108 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, HCM

Hotline: 028 777 86 969 – 083 220 9669

Website: www.ajalaw.vn

Email: ajalaw@ajalaw.vn – ajalaw108@gmail.com

Để lại một bình luận